Ghép sát dây chuyền sản xuất không nhịp nhàng Sản_xuất_hàng_loạt

Ghép sát dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng trên Microsoft Project.

Có 3 phương pháp tính ghép sát các dây chuyền đơn vị không nhịp nhàng (không đồng điệu) trong dây chuyền sản xuất: phương pháp giải tích có hỗ trợ bằng bảng tính của Budnhicov (M.S.Budnicov, Михаил Сергеевич Будников[3]), phương pháp tính trên ma trận dây chuyền của Galkin (I. G. Galkin, И. Г. Галкин), phương pháp ghép sát đồ họa trực tiếp trên sơ đồ xiên.

Phương pháp giải tích Budnhicov (Mikhail Sergeyevich Budnicov), được Budnhicov đưa ra trong cuốn Cơ sở về dây chuyền thi công xây dựng (Основы поточного строительства. Киев, Госстройиздат, 1961), như sau:

  • Giả định cho 2 dây chuyền đơn không nhịp nhàng: i(i+1), ghép sát tới hạn với nhau ở phân đoạn đầu tiên j = 1, (công tác i1 (công việc i trên phân đoạn 1) kết thúc thì công tác (i+1)1 (công việc (i+1) trên phân đoạn 1) bắt đầu ngay). Oi(i+1)1 = 0.
  • Khoảng ghép sát giả định trên các phân đoạn còn lại (từ phân đoạn j = 2 đến phân đoạn j = m) được tính bằng công thức: Oi(i+1)j = ∑ 1 j − 1 T j i + 1 − ∑ 2 j T j i {\displaystyle {\begin{aligned}{\sum _{\mathrm {1} }^{\mathrm {j-1} }\mathrm {T_{j}^{i+1}} }-{\sum _{\mathrm {2} }^{\mathrm {j} }\mathrm {T_{j}^{i}} }\\\end{aligned}}}
  • Nếu Oi(i+1)j ≥ 0 với mọi j = (1 → m), thì 2 dây chuyền đơn không nhịp nhàng i(i+1) ghép sát với nhau tới hạn ở ít nhất trên phân đoạn 1 và các phân đoạn có Oi(i+1)j = 0 khác. Z1 = 0.
  • Nếu tồn tại các O-j = Oi(i+1)j < 0, thì xác định Z1 = max{|O-j|}
và các Zj = Oi(i+1)j + Z1 với j = (2 → m). (Điều này tương đương với việc tịnh tiến dây chuyền đơn (i+1) kế sau dây chuyền i theo hướng tăng của trục thời gian một thời lượng là Z1. Và trên phân đoạn thứ j nào đó mà có Zj = 0, hai dây chuyền đơn không nhịp nhàng i(i+1) ghép sát tới hạn).

Việc ghép sát bằng phương pháp giải tích Budnhicov, đòi hỏi phải lập bảng tính để tính toán, ngày nay có thể được hỗ trợ bằng bảng tính Microsoft Excel.

Phương pháp ghép sát đồ họa trực tiếp trên sơ đồ xiên, thực chất là phương pháp giải tích có hỗ trợ bằng việc thể hiện trên sơ đồ xiên. Trong phương pháp này, 2 dây chuyền đơn không nhịp nhàng: i(i+1), ban đầu được vẽ trên sơ đồ xiên dưới dạng ghép sát tới hạn với nhau ở phân đoạn đầu tiên, nếu chúng cắt nhau hoặc giao nhau thì sẽ có các O-j. Sau khi xác định được Z1, thì vẽ dây chuyền (i+1) tịnh tiến về phía chiều tăng của trục thời gian một khoảng là Z1 = max{|O-j|}.

Sau khi ghép sát tới hạn 2 dây chuyền i(i+1), mọi Zj của 2 dây chuyền đều ≥ 0, nếu trên phân đoạn j nào đó có Zj = 0 thì gọi là 2 dây chuyền ghép sát tới hạn trên phân đoan j, nếu các Zj giữa 2 dây chuyền đơn này trên mỗi phân đoạn j mà > 0 thì được gọi là gián đoạn tổ chức giữa 2 dây chuyền này trên phân đoạn j. Các gián đoạn tổ chức Zj > 0, nếu được biểu diễn trong sơ đồ mạng (tức là tổ chức theo dây chuyền trong sơ đồ mạng) thì chúng chính là dự trữ của công việc (chuyên môn) (i+1) trên các phân đoạn j, tuy nhiên các dự trữ này không được phép sử dụng vì nếu sử dụng chúng thì sẽ làm phá vỡ dây chuyền đơn (i+1).